Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
No menu items!
HomeChia sẻ kinh nghiệmSữa mẹ để được bao lâu và chi tiết thông tin về...

Sữa mẹ để được bao lâu và chi tiết thông tin về sữa mẹ

Sữa mẹ để được bao lâu? Sữa mẹ được nghiên cứu là thực phẩm tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời với nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Nuôi con bằng sữa của mẹ còn mang lại nhiều lợi ích cho người mẹ như: Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, giải phóng hormone oxytocin,…

Hàm lượng dinh dưỡng bổ ích có trong sữa mẹ 

Sữa mẹ là dung dịch có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: Chất béo, chất đạm, vitamin, carbohydrate,… Những chất này có nhiều trong 10 – 15 ngày đầu nên các bác sĩ thường khuyên mẹ bỉm nên cho trẻ bú từ khi vừa lọt lòng để trẻ có thể nhận được đầy đủ nhất những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chất béo – Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của trẻ

Chất béo được các chuyên gia nghiên cứu là thành phần quan trọng bậc nhất trong sữa mẹ vì nó cung cấp đến 50% năng lượng hằng ngày cho trẻ. Thành phần chủ yếu trong chất béo là: Triglyceride, DHA, AA giúp võng mạc, bộ não, các mô thần kinh cùng hệ miễn dịch của bé phát triển toàn diện và hoàn thiện hơn.

MHO cũng là một acid béo có trong sữa của mẹ với tính năng đẩy vi khuẩn có hại ra khỏi đường ruột của bé giống như tác dụng của chất xơ. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ có thể giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng táo bón hay tiêu chảy, chất béo còn là dung môi giúp các vitamin quan trọng được hấp thụ vào cơ thể của trẻ một cách tốt nhất.

Chất béo có trong sữa cung cấp năng lượng giúp trẻ phát triển
Chất béo có trong sữa cung cấp năng lượng giúp trẻ phát triển

Sữa mẹ chứa hàm lượng chất đạm cao

Chất đạm có trong sữa của mẹ đã cung cấp một lượng lớn amino – acid giúp bé tăng trưởng và phát triển về cơ, xương, tạo ra kháng thể, các chất men cần thiết. Thành phần của chất đạm gồm có WHEY protein chiếm đến 60% có chức năng bảo vệ, cung cấp dinh dưỡng, đào thải những chất cặn bã, dư thừa, độc tố và tế bào lạ.

WHEY protein trong sữa mẹ ở dạng lỏng còn giúp cho trẻ tiêu hóa và hấp thụ một cách dễ dàng nhất các chất dinh dưỡng trong ruột giúp hoàn chỉnh niêm mạc ruột. Ngoài ra, CASIEN protein là một thành phần chiếm 40% trong sữa là một loại đạm dinh dưỡng, kết tủa trong ruột dạng mềm như đậu phụ giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thụ.

Chất bột đường – Thành phần chính trong sữa mẹ

Đường lactose được biết đến là thành phần chính trong sữa của mẹ vì nó cung cấp đến 40% năng lượng cần thiết nhất cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tác dụng chính của Carbohydrate có trong sữa giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ, ổn định đường tiêu hóa, đường ruột và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

Nên cho bé uống sữa thường thay cho sữa mẹ không?

Nghiên cứu cho thấy sữa của mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp hệ tiêu hóa và đường ruột trẻ được bảo vệ tốt nhất, tuy nhiên do một số lý do bắt buộc mà các mẹ sẽ lựa chọn sữa thường thay cho sữa mẹ. Vậy việc làm này có được xem là sự lựa chọn hiệu quả và an toàn trong giai đoạn phát triển của trẻ không?

Việc lựa chọn sữa thường có thể giúp mẹ trở nên linh hoạt hơn khi không phải tìm chỗ kín đáo để cho bé bú mỗi khi ra ngoài. Ngoài ra, sữa được pha với công thức có chứa các thành phần dinh dưỡng cao làm bé tiêu hóa chậm hơn khi bú mẹ, mẹ cũng đỡ mất thời gian trong việc cho bé ăn hơn.

Tuy nhiên, việc cho bé uống sữa thường phải đảm bảo việc pha sữa đúng liều lượng,  đảm bảo nhiệt độ an toàn trước khi cho bé sử dụng. Việc làm này sẽ khiến mẹ mất nhiều thời gian hơn, khi trẻ đói thay vì cho bú trực tiếp bằng sữa mẹ thì em bé phải đợi mẹ pha sữa và đợi nhiệt độ trong bình sữa nguội hẳn mới được sử dụng.

Thành phần trong sữa bột không cung cấp các kháng thể cần thiết như sữa mẹ, chi phí mua sữa bột cũng khá tốn kém. Sữa bột còn làm còn trẻ bị đầy hơi, khó tiêu, dù sữa bột giúp mẹ cho bé bú dễ hơn khi ra ngoài nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng trẻ nên bú mẹ để có sức đề kháng tốt hơn, khỏe mạnh và cứng cáp hơn.

Sữa bột không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ
Sữa bột không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như sữa mẹ

Thời gian thích hợp để bé cai sữa là khi nào?

Sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhưng chất lượng sữa sẽ giảm dần theo thời gian, trong vòng 6 tháng đầu, protein, chất béo cùng các chất dinh dưỡng quan trọng vẫn còn phù hợp với nhu cầu của trẻ nhỏ. Vậy thời điểm thích hợp và tốt nhất mà các mẹ có thể cai sữa cho bé yêu nhà mình là khi nào, hãy cùng tham khảo ngay.

Các bác sĩ đưa ra lời khuyên không nên để bé cai sữa mẹ quá sớm mà chỉ nên cai sữa khi bé được 9 – 10 tháng, đối với trẻ từ 1 – 1 tuổi rưỡi có thể cai sữa hoàn toàn. Một số người vì muốn con có thể hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng có trong sữa mà cho trẻ bú lâu hơn, tuy nhiên bạn chỉ nên cho trẻ bú sữa muộn nhất là 2 tuổi thôi nhé!

Một số lý do bắt buộc mẹ không được để cho bé nhà mình bú lâu hơn thời gian quy định vì các bé có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Trường hợp cơ thể bé bị dị ứng với sữa mẹ và không thể tiêu hóa lactose có trong sữa, bạn có thể cho bé cai sữa sớm hơn dự định.

Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng các mẹ bỉm đã biết?
Sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ phòng các mẹ bỉm đã biết?

Sữa mẹ để được bao lâu?

Bảo quản sữa của mẹ, sữa mẹ để được bao lâu – Việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế lại khiến nhiều mẹ băn khoăn khi không biết sữa của mẹ để ở ngoài bao lâu sẽ mất đi chất dinh dưỡng và biến chất. Có nhiều yếu tố quyết định đến chất lượng sữa của mẹ: Nhiệt độ, độ sạch, khối lượng sữa,… Cùng tham khảo để biết thêm về thời gian bảo quản sữa mẹ.

Bạn có biết sữa mẹ để được bao lâu ở nhiệt độ thường?

Bạn có thể vắt sữa và để trong hộp kín với nhiệt độ phòng ở mức 6 – 8 giờ đồng hồ để đảm bảo sữa được giữ trong tình trạng tốt mặc dù các chuyên gia khuyến nghị nên từ 3 – 4 giờ. Sau khoảng thời gian trên, mẹ không nên để bé yêu sử dụng nữa mà hãy vứt bỏ vì sữa đã bị biến chất và mất đi các chất dinh dưỡng vốn có ban đầu.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy nhiệt độ của môi trường không nên vượt quá 25 độ C, nếu nhiệt độ lớn hơn, sữa sẽ mất đi các thành phần dinh dưỡng nhanh hơn. Trong trường hợp nhiệt độ môi trường rất thấp dưới 15 độ C, lúc này sữa mẹ để được bao lâu? Thời điểm này sữa có thể giữ được lâu  hơn một chút với mức tối đa là 24 giờ.

Ngăn mát tủ lạnh có bảo quản sữa mẹ được lâu hơn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ để được bao lâu nếu được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản tối đa được 4 ngày với mức nhiệt độ thấp hơn 4 độ C. Tuy nhiên, khoảng thời gian sử dụng tốt nhất nên là từ 2 – 3 ngày, đặc biệt khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên ghi ngày chiết xuất sữa để đảm bảo sữa không bị quá hạn.

Phương pháp hâm nóng tốt nhất là lấy sữa mẹ đã bảo quản ra khỏi tủ lạnh và cho vào một bát nước nóng với nhiệt độ khoảng 50 độ C, sữa được hâm nóng đều và đảm bảo được an toàn cho bé. Không nên lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và để ở ngoài vì việc làm này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, nảy nở trong bình sữa của con.

Bảo quản sữa bằng tủ đông có gì đặc biệt?

Không chỉ băn khoăn về vấn đề sữa mẹ để được bao lâu ở ngoài nhiệt độ phòng mà sữa để trong tủ đông cũng là điều được các mẹ chú ý. Nếu được bảo quản trong ngăn đông chuyên dụng có nhiệt độ bằng hoặc thấp hơn 18 độ C thì sữa sẽ được bảo quản với thời gian tối đa là 12 tháng, tuy nhiên thời gian sử dụng tối ưu nhất là trong vòng 6 tháng.

Có nhiều cách bảo quản giúp sữa của mẹ khi vắt ra để được lâu hơn
Có nhiều cách bảo quản giúp sữa của mẹ khi vắt ra để được lâu hơn

Những cách bảo quản sữa sai lầm mà các mẹ cần tránh 

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trường hợp bảo quản sữa sai cách mà các mẹ không biết đã vô tình khiến cho nguồn sữa bị biến chất hoàn toàn, trẻ gặp các vấn đề gây rối loạn đường ruột và mắc các căn bệnh rất nguy hiểm.

Hâm nóng sữa bằng lò vi sóng gây nguy hiểm cho trẻ

Có nhiều trường hợp khi thấy trẻ đói bụng khóc lóc đòi uống sữa, các mẹ đã lấy sữa bảo quản trong tủ lạnh ra hâm nóng với mong muốn sữa sẽ bớt lạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, lò vi sóng không thể làm cả bình sữa nóng đều và việc làm nóng quá nhanh sẽ khiến những chất kháng thể trong sữa mẹ bị ảnh hưởng.

Cho sữa mẹ vừa hút vào cùng một lọ với sữa dự trữ

Sữa dự trữ sau một thời gian sẽ có nhiệt độ lạnh hơn sữa vừa hút ra từ cơ thể mẹ, khi dồn chung sẽ làm sữa đang lạnh bị tan một phần. Nếu muốn dồn chung, bạn nên chọn lọ hoặc túi sữa nào hút cùng trong ngày, phải làm lạnh sữa vừa mới hút trước khi dồn để không bị chênh lệch nhiệt độ gây ảnh hưởng đến chất lượng  và thời gian sữa mẹ để được bao lâu.

Tiết kiệm chi phí lựa chọn dùng đồ “second – hand”

Máy hút sữa mẹ được bán với giá thành khá cao nên nhiều mẹ đã nghĩ ra ý tưởng mượn máy hút sữa, thậm chí có nhiều người còn mua lại những chiếc máy cũ được bán với giá rẻ. Dụng cụ đã qua sử dụng chắc chắn sẽ chứa đựng nấm mốc và vi khuẩn có hại gây nguy hiểm cho bé nên các mẹ không nên tiết kiệm như vậy.

Sữa mẹ để được bao lâu trong ngăn mát tủ lạnh

Vì thời gian dự trữ sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh là 24 tiếng, ngăn đá có thể dài hơn lên đến 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, các mẹ không nên dự trữ quá lâu mức thời gian quy định vị các Vitamin C hay các chất kháng khuẩn trong sữa sẽ bị giảm dần và mất đi đáng kể.

Sữa mẹ để được bao lâu ảnh hưởng đến chất lượng sữa
Sữa mẹ để được bao lâu ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Kết luận

Bài viết trên giúp bạn thấy những phương pháp dự trữ sữa mẹ an toàn cho bé và những sai lầm dễ mắc phải trong quá trình nuôi trẻ,đồng thời giúp bạn đọc có thể nắm rõ sữa mẹ để được bao lâu. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin hữu ít và giúp các mẹ có thật nhiều kinh nghiệm khi nuôi con bằng sữa của mẹ.

 

Xem nhiều nhất