Thứ sáu, Tháng mười 18, 2024
No menu items!
HomeCác loại sữaSữa đặc - Sản phẩm không thể thiếu bên trong mọi gia...

Sữa đặc – Sản phẩm không thể thiếu bên trong mọi gia đình

Sữa đặc – một loại sữa có nguồn gốc xuất xứ từ rất lâu đời nhưng hiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi không chỉ tại Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới vẫn tin dùng. Thành phần chính bên trong sản phẩm sữa mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, bên cạnh đó sản phẩm còn có thể kết hợp với nhiều thành phần khác tạo ra hương vị rất đặc trưng.

Sữa đặc có xuất xứ từ đâu? 

Sữa đặc (sữa cô đặc) được chiết xuất từ sữa bò nhưng đã trải qua giai đoạn xử lý để hút hết nước. Thông thường chúng ta sẽ thấy trên nhãn hiệu các loại sữa sẽ xuất hiện một trong hai thuật ngữ là: “sữa đặc” và “sữa đặc có đường”. Đây là một loại sữa có độ đậm đặc cao và rất ngọt. 

Loại sữa này thường được đóng trong các hộp giấy, chai nhựa hoặc lon sắt tùy theo từng nhãn hàng. Các bạn sẽ không cần bảo quản trong tủ lạnh nếu chưa mở nắp ra, có thể bảo quản trong thời gian lâu có thể được vài năm nếu như giữ nguyên tình trạng đóng kín. 

Theo tìm hiểu tại Pháp vào năm 1820, Nicolas Appert đã đề ra một công thức làm sữa đặc đến thị trường. Sau đó khoảng 30 năm sau thì Gail Borden cũng bắt tay vào sản xuất sữa tại Hoa Kỳ với mong muốn việc bảo quản sữa được kéo dài lâu hơn bởi vì sữa tươi vốn chỉ có thể bảo quản được vài giờ đồng hồ. 

Việc đó đem đến sự bất tiện khi sử dụng và bảo quản. Chưa kể đến việc sữa tươi chỉ có ở những vùng có chăn nuôi bò sữa chứa những vùng xa xôi khác sẽ rất khó để có sữa tươi sử dụng. Borden đã trải qua rất nhiều sự tìm hiểu và qua quá trình thất bại của hai nhà máy thì ông mới thật sự thành công cho ra những thành phẩm sữa đặc vừa ngon vừa có thể bảo quản thật lâu dài. 

Nguồn gốc của sản phẩm sữa đặc
Nguồn gốc của sản phẩm sữa đặc

Phân loại sữa dạng đặc trên thị trường 

Nhắc đến sữa đặc, thông thường mọi người chỉ biết đến một loại sữa có đường được bày bán phổ biến trên thị trường mà không biết nó được chia ra làm hai loại. Đó chính là hai loại sau: sữa cô đặc và sữa có đường. Thành phần chính của hai loại này đề xuất phát từ sữa bò nhưng sữa đặc là loại được tách giảm bớt nước, còn loại kia thì sau quá trình tách nước thì được thêm đường vào cho ngọt. 

Sữa cô đặc

Sữa bò sau khi được tách đi 60% nước bằng cách sử dụng phương pháp để bay hơi thành sữa cô đặc, sau khi sữa đã được đồng nhất lại, sẽ đem đi làm lạnh nhanh chóng, sau đó bổ sung thêm vào những vitamin và chất giúp ổn định, sẽ được đưa đi đóng gói và xử lý tiệt trùng một cách cẩn thận.

Thông thường phổ biến loại sữa cô đặc có tiêu chuẩn đạt được 7,9% thành phần sữa béo và 25,5% thành phần sữa đặc. Trong quá trình chế biến, độ nóng để tạo nên vị ngọt của sữa thấp và màu sắc sẽ đậm hơn so với màu của sữa tươi.

Sữa cô đặc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều calo hơn so với sữa tươi. Ngày nay trên thị trường đã có rất nhiều chủng loại sữa cô đặc được tách bỏ bớt đi váng sữa, hạn chế chất béo nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của những vị khách hàng khác nhau.

Sữa đặc có đường

Sữa này cũng sẽ được tách bỏ bớt đi 60% nước nhưng sẽ được thêm vào 40% đường. Tiếp theo sữa sẽ được đem đi tiệt trùng theo phương pháp Pasteur (đây là quy trình sử dụng sức nóng để diệt bỏ những vi khuẩn có hại). Loại sữa đặc có được phải đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn sau: lượng đường đạt được 40-50%, đạt được tối thiểu chỉ 8% chất béo và đạt được 28% lượng sữa. 

Sau đó sữa sẽ được đem đi cho vào những hộp thiếc đã được tiệt trùng và được đóng kín chân không. Trong sữa sẽ có những dưỡng chất tốt và có bổ sung thêm cả vitamin A, thường chứa nhiều calo tốt cho sức khỏe. 

Bởi vì lượng đường trong sữa khá cao nên khi sử dụng thông thường chúng ta sẽ pha thêm nước gấp 5-8 lần để có thể sử dụng vừa miệng. Nghĩa là cứ 100ml sữa đặc có đường thì bạn nên pha thêm 500-800ml nước. 

Hình ảnh sản phẩm sữa đặc loại có đường
Hình ảnh sản phẩm sữa đặc loại có đường

Các thành phần chính của sữa đặc 

Nguyên liệu của sữa tươi khi sử dụng để chế biến ra loại sữa đặc có đường là loại sữa không cần yêu cầu về mặt chất lượng phải quá cao. Cho dù như vậy, chắc chắn sữa phải đạt được những yêu cầu về mặt chất lượng vệ sinh thực phẩm, sữa cần phải có màu sắc cùng mùi vị đặc trưng riêng, không được có hiện tượng bị vón cục, tuyệt đối cần được tách váng sữa cẩn thận hay bị dính tạp chất. 

Những chỉ tiêu vô cùng quan trong trong sữa đặc

Các tiêu chí lựa chọn nguyên liệu về chất lượng của sữa tươi trong quá trình sản xuất ra sữa đặc có đường cần có những điểm sau khi xét đến cả hai tiêu chí từ cảm quan cho đến vi sinh:

  • Màu sắc: Sữa cần phải có màu trắng ngà ngà.
  • Mùi vị: Có mùi thơm nhẹ và mùi vị đặc trưng riêng của sữa,
  • Trạng thái: độ lỏng cần đồng nhất
  • Chỉ tiêu về lý hóa
  • Khối lượng riêng: 1.032g/ml
  • pH = 6.6
  • Hàm lượng béo: 3.2 – 4.2g/100ml sữa tươi
  • Tổng số tạp trùng cần phải <62.103vsv/ml sữa tươi sau quá trình 24h làm lạnh
  • Tuyệt đối không được phép có các loại nấm mốc và các loại vi khuẩn gây nên mầm bệnh xấu. 

Nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm sữa đặc

Bột sữa: Được ví như thành phần chính tạo nên sản phẩm sữa đặc

  • Bột sữa loại gầy: đây là sản phẩm đã thu được trong quá trình của việc tách nước của sữa tiệt trùng.
  • Bột whey: đây là phần bột thừa ra trong nguyên liệu sản xuất sữa bột sau quá trình tách những chất dinh dưỡng. 

Dầu bơ: Trong thành phần của sữa đặc không thể thiếu nguyên liệu dầu bơ, thành phần này quyết định rất lớn tới chất lượng của sữa sau thành phẩm. Các nhà máy thường xuyên phải nhập vào lượng dầu bơ loại 1 và kiểm tra rất kỹ trước khi cho vào dây chuyền sản xuất.

Đường: Bổ sung đường bên trong sữa ngoài việc gia tăng mức độ ngọt bên trong sản phẩm mà còn đóng góp rất nhiều giá trị dinh dưỡng khác. Đường còn có nhiệm vụ tác động lên sức thẩm thấu để hạn chế sự phát triển của lượng vi sinh vật chứa bên trong thành phần chính của sữa.

Nước:Chất lượng nước sau kiểm điểm nằm trong quy trình sản xuất sữa chuyên nghiệp được đánh giá có mức độ nghiêm ngặt nhất trong các khâu. Nguồn nước tinh khiết phải đảm bảo được độ PH chuẩn và thành phần vi khoáng phải cân bằng nhau.

Ngoài những thành phần nguyên liệu chính đã kể ở trên thì bên trong mỗi hộp sữa đặc sẽ còn được bổ sung một lượng nhỏ các vi chất như Lactose, Muối Natri,…Cuối cùng là chất phụ gia tạo ổn định cho thực phẩm.

Thành phần chính trong sản phẩm từ sữa
Thành phần chính trong sản phẩm từ sữa

Lợi ích của sản phẩm sữa cô đặc 

Từ xưa đến nay hầu như bất kỳ gia đình nào ở Việt Nam cũng sở hữu sản phẩm sữa đặc trong gia đình bởi những lợi ích vô cùng tuyệt vời mà nó mang lại. Một trong những ưu điểm đó là tác động rất nhiều đến sức khỏe khi sử dụng sản phẩm sữa hằng ngày.

Thành phần chính có trong sữa đặc sẽ giúp người sử dụng tăng cân hiệu quả đặc biệt đối với những người gầy có thể trải nghiệm trong 1 vài tuần cân nặng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó sản phẩm sữa khi hấp thụ vào cơ thể con người sẽ kích thích vị giác làm cho chúng ta thèm ăn hơn và ăn uống được ngon miệng hơn rất nhiều.

Số lượng dưỡng chất bên trong sản phẩm sữa có thể giúp cung cấp năng lượng trong nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi buổi sáng chỉ cần pha một ly sữa kết hợp với bánh mì là đã có thể giúp cơ thể đủ năng lượng cho một ngày dài làm việc.

Khi sử dụng sản phẩm sữa đặc vào buổi tối sẽ rất có hiệu quả chữa trị chứng mất ngủ kinh niên của người già người cao tuổi. Uống một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ làm cho dạ dày không gặp tình trạng kích ứng, giúp ngủ sâu hơn.

Nên kết hợp sữa đặc với các thực phẩm nào? 

Nhờ vào đặc tính của mình mà sữa đặc được ứng dụng với rất nhiều món ăn giúp kích thích vị giác như sản phẩm làm từ bánh, kẹo, chocolate hay kem. Tuy nhiên không phải sự kết hợp nào cũng hoàn hảo cả là điều bạn nên lưu ý khi lựa chọn thực phẩm kết hợp với sữa.

Thành phần Lactose được chứa bên trong thành phần của sữa sẽ thay thế nhiệm vụ của đường trong chế biến thực phẩm. Trong quá trình sử dụng bạn không cần phải cho vào một cốc sữa nguyên kèm mà thay vào đó ta có thể sử dụng một nửa thành phần sữa cô đặc và 1/2 lượng nước.

Hiện nay có rất nhiều món được sáng chế ra trên thế giới và sản phẩm sữa không hoàn toàn sử dụng cho thực phẩm ngọt mà còn được ứng dụng để làm ra các món mặn. Đơn cử chúng ta thường thấy khi sử dụng các món ăn làm từ hải sản, thịt gà hay các món ốc thì thành phần nước sốt lúc nào cũng có mặt sữa đặc bên trong.

Mặc dù công dụng của sữa có rất nhiều ưu điểm nhưng bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm này theo đúng liều lượng của mỗi ngày. Tốt nhất khoảng 15 đến 16gr đường chứa trong sản phẩm sữa là đủ pha kèm với một tách cà phê hay sản phẩm làm từ trà sữa.

Rất nhiều món ăn được làm từ sản phẩm sữa
Rất nhiều món ăn được làm từ sản phẩm sữa

Một số thương hiệu sữa đặc uy tín nhất

Tại thị trường bán lẻ sữa đặc hiện đang có rất nhiều thương hiệu cạnh tranh, sản lượng không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều thị trường khác trên thế giới. Dưới đây là danh sách những thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam mà bạn nên tham khảo để sử dụng sản phẩm:

  • Sữa Ông Thọ
  • Ngôi sao phương Nam
  • Sữa Hoàn Hảo
  • Kem sữa Carnation
  • Sữa Dutch Lady.
  • Sữa Vega
  • Sữa NutiFood
  • Sữa Trường Sinh
Tổng hợp các loại sữa có tại thị trường Việt Nam
Tổng hợp các loại sữa có tại thị trường Việt Nam

Lời kết

Sữa đặc có rất nhiều công dụng trong chế biến thực phẩm và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Hy vọng thông qua những nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc cập nhập nhiều thông tin thú vị khi sử dụng sản phẩm từ sữa này.

Xem nhiều nhất